“Người ta không mua sản phẩm, người ta mua giá trị (value proposition) mà sản phẩm đó mang lại cho họ.”
Chào bạn – người đang nung nấu giấc mơ khởi nghiệp với số vốn nhỏ. Mình cũng đã từng như bạn: tay trắng, túi không nhiều tiền, nhưng đầu thì đầy ý tưởng. Sau nhiều lần thử – sai – học – làm lại, mình rút ra một điều quan trọng: Mọi dự án khởi nghiệp nên bắt đầu từ một đề xuất giá trị rõ ràng.
Table of Contents
1. Đề xuất giá trị (Value Proposition) là gì?
Nói đơn giản, đó là lời hứa bạn mang đến cho khách hàng:
Bạn giúp họ giải quyết vấn đề gì? Khác biệt của bạn là gì?
Nếu bạn không trả lời được 2 câu này, rất khó để đi xa.
Ví dụ:
- Không phải bạn bán bánh mì, mà bạn giúp người bận rộn ăn nhanh – no – ngon – rẻ.
- Không phải bạn dạy tiếng Anh, mà bạn giúp người lớn tuổi tự tin gọi món ở nước ngoài.
Thông tin khách hàng (Customer Profile)
– Nhân khẩu học
– Job to be done: Trách nhiệm, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ trong công việc, gia đình, xã hội mà khách hàng cố gắng hoàn thành, những vấn đề họ cố gắng giải quyết, và những nhu cầu mà họ muốn được thỏa mãn.
– Gain: Lợi ích mà khách hàng mong đợi nhận được và những nhu cầu thiết yếu họ phải có được để nâng cao mức sống hiện tại, làm tăng giá trị năng lực của khách hàng.
– Pain: Những trải nghiệm, cảm xúc tiêu cực và rủi ro mà khách hàng trải qua trong quá trình làm việc của mình
Sản phẩm nào phục vụ cho nhóm khách hàng mục tiêu?
– Gain Creators: Sản phẩm/ dịch vụ tạo ra lợi ích cho khách hàng như thế nào và nó tạo thêm giá trị cho khách hàng như thế nào?
– Pain relievers: mô tả chính xác cách sản phẩm/ dịch vụ của bạn làm giảm nỗi đau của khách hàng
– Products /services: Sản phẩm và dịch vụ của bạn phải cung cấp được những lợi ích làm thỏa mãn nhu cầu, giảm thiểu nỗi đau của khách hàng. Và điều quan trọng là sản phẩm/dịch vụ đó phải mang tính bền vững, duy trì được việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
Tìm hiểu thêm cách đề xuất giá trị
2. Sai lầm phổ biến khi mới khởi nghiệp
❌ Chạy theo trào lưu, không rõ mình giúp ai
Nhiều người thấy người khác bán tốt liền làm theo, nhưng không hiểu vì sao người ta thành công. Không xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu nên làm ra sản phẩm “chung chung” – ai cũng có thể dùng, nên chẳng ai thực sự cần.
❌ Làm quá phức tạp, đầu tư nhiều trước khi kiểm chứng
Chi vài chục triệu làm web, in card, chạy quảng cáo, rồi… không ai mua. Tốn tiền, tốn sức mà chưa hề biết khách hàng có thật sự cần không.
❌ Ngại hỏi khách hàng
Nhiều người ngại khảo sát, nghĩ rằng “mình biết người ta cần gì”. Nhưng thực tế, khách hàng là người quyết định giá trị chứ không phải bạn.
3. Hướng dẫn khởi nghiệp với vốn dưới 20 triệu
Nếu bạn đang có ý tưởng và một số vốn nhỏ, đây là từng bước mình gợi ý:
Bước 1: Chọn vấn đề bạn muốn giải quyết
- Bạn thấy ai đang gặp khó khăn?
- Bạn có kỹ năng gì để giúp họ?
📌 Ví dụ: Bạn biết làm bánh healthy, bạn thấy nhiều người văn phòng muốn ăn ngon nhưng sợ béo → Vấn đề: “Ăn sáng nhanh, ngon, không tăng cân.”
Bước 2: Viết đề xuất giá trị (Value Proposition)
Dùng công thức:
“Tôi giúp [khách hàng mục tiêu] đạt được [kết quả mong muốn] mà không cần [nỗi đau/khó khăn]”
Ví dụ:
“Tôi giúp dân văn phòng ăn sáng nhanh – ngon – ít calories mà không cần dậy sớm nấu ăn.”
Bước 3: Kiểm chứng ý tưởng với chi phí thấp
- Tạo landing page miễn phí (dùng Canva, Carrd, hoặc Google Form).
- Đăng lên mạng xã hội cá nhân, nhóm Facebook, Zalo.
- Hỏi: “Bạn có muốn thử sản phẩm này không?”, “Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu?”
Ngân sách: Dưới 1 triệu VND (chạy thử quảng cáo + làm mẫu demo)
Bước 4: Bán thử – nhỏ thôi, nhưng thật
- Làm 10 sản phẩm mẫu.
- Bán cho bạn bè, người quen, hoặc ai đã điền form.
- Nhận phản hồi: Cái gì tốt? Cái gì cần cải thiện?
Ngân sách: Khoảng 2–5 triệu VND (nguyên vật liệu, bao bì, vận chuyển)
Bước 5: Tối ưu và nhân rộng
- Từ phản hồi thực tế, bạn cải tiến sản phẩm.
- Khi thấy có người sẵn sàng trả tiền, lúc đó mới tính chuyện đầu tư lớn hơn: thuê người, mở web, chạy ads…
4. Gợi ý một số mô hình khởi nghiệp dưới 20 triệu:
Lĩnh vực | Ý tưởng |
Giáo dục | Lớp học online qua Zoom (dạy tiếng Anh, kỹ năng mềm, toán tư duy…) |
F&B | Bán đồ ăn healthy, nước ép, bánh ăn kiêng giao tận nơi |
Dịch vụ | Dịch vụ viết CV, thiết kế Canva, viết nội dung mạng xã hội |
Đồ thủ công | Làm sản phẩm handmade: nến thơm, túi vải, đồ decor |
Kỹ thuật số | Làm nội dung TikTok/YouTube cho khách, quay/chụp bằng điện thoại |
5. Kết luận
Tiền không phải là rào cản lớn nhất. Thứ cản bạn chính là việc chưa rõ ràng mình mang lại giá trị gì cho ai.
Hãy bắt đầu từ một lời hứa đơn giản, thực tế – và giữ lời.
Mình tin: Chỉ cần bạn thật sự muốn giúp người khác, có cách làm thông minh và kiên trì, thì 20 triệu không phải là ít – đó là vốn khởi đầu cho một tương lai rực rỡ.
Chúc bạn khởi nghiệp thành công!
HaPhan